Được mệnh danh là “ông vua cà phê” của Việt Nam, Đặng Lê Nguyên Vũ còn được biết đến là một doanh nhân nặng tình, nặng nghĩa.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ là người sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên. Ông là người được National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là “Vua cafe Việt Nam”.
Trong sự nghiệp gây dựng Trung Nguyên ông Đặng Lê Nguyên Vũ những ngày đầu phải đi mượn từng bao cà phê. Khi đó, một gia đình đã giúp ông mượn 200 triệu đồng để gây dựng sự nghiệp. Sau này khi ông thành công, ông Nguyên Vũ đã trả ơn cho họ 25 triệu đồng/tháng trong suốt 23 năm qua. Vị chi, ông chủ Trung Nguyên đã chi tới 6,9 tỷ đồng để trả ơn cho món nợ 200 triệu ban đầu.
Ông Vũ khiến rất nhiều người ngưỡng mộ bởi những triết lý sâu sắc cả về cuộc sống lẫn trong chuyện kinh doanh. Trong quan niệm về tiền bạc, nợ nần, trả vay sòng phẳng của ông Vũ cũng vậy.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ có những triết lý về nợ nần, trả vay sòng phẳng
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ từng chia sẻ: “Một người cho tôi vay tiền, tôi nghĩ rằng đó là người ta mang công sức bát gạo của bản thân họ gửi gắm vào tay mình. Tuyệt nhiên không dám nghĩ, ít nhiều cũng không dám nghĩ người ta thừa tiền nên đôi ba đồng cái công chỉ như cái kẹo. Tôi nói với quý nhân của mình rằng, tôi nợ họ, nợ trọn đời này. Cái nợ ấy không còn đơn giản là nợ vật chất nữa. Nếu tôi không đủ tiền để trả thì tôi sẽ trả bằng sự trung thành của mình, bằng sự tận tuỵ của mình để trả ơn.”
Một người cho bạn vay tiền là họ mang công sức bát gạo của bản thân họ gửi gắm vào tay mình
Từ những triết lý về tiền bạc cho thấy ông Vũ rất trân trọng sự giúp đỡ của người khác trong thời điểm khó khăn, đó không chỉ là cái nợ về tiền bạc mà còn nợ về ân huệ. Ông Nguyên Vũ cho rằng người ta cho rằng người ta cho bạn vay không phải họ thừa tiền mà là vì họ “trân quý” bạn và thật lòng muốn giúp đỡ bạn.
Những quan điểm sâu sắc của ông Nguyên Vũ nhận được nhiều sự ủng hộ, bởi thực trạng ngày nay nhiều người rơi vào trường hợp cho vay tiền nhưng đòi lại không được, có khi còn “bặt vô âm tín”
“Bội tín chính là sự suy sụp về mặt kinh tế, bội tín cũng chính là sự thất bại về mặt nhân cách. Bạn im lặng, bạn có thể được bố thí hoàn toàn số tiền đó, người hào sảng sẽ không gay gắt với bạn. Nhưng bạn sẽ mất đi một ân nhân, một người anh em, một niềm hy vọng, một chiếc phao trong những cơn đắm chìm về sau.” Và ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã áp dụng triết lý đó trong đời sống của mình.
Thậm chí, mượn những câu nói của Đặng Lê Nguyên Vũ, nhiều người còn nhắn nhủ đầy thâm ý rằng “Nhiều người cứ nghĩ ăn không được tiền của người khác cơ ý, tệ thật” hay “Qua nói gì cũng đúng hết”…
Đây cũng không phải lần đầu ông chủ Tập đoàn Trung Nguyên có những phát ngôn gây ấn tượng như vậy. Trước đó câu nói “Tiền nhiều để làm gì” của ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Tổng hợp